“Hầu hết các dự án đầu tư vào nông nghiệp đều thất bại”

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, 6 tháng đầu năm 2017, tính tổng cấp mới, tăng thêm và mua cổ phần của các nhà đầu tư ngoại vào nông nghiệp chỉ đạt hơn 137 triệu USD (cấp mới: 127 triệu USD, tăng vốn: 6,16 triệu USD, mua cổ phần: 3,77 triệu USD).

Trong khi đó, tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam khoảng thời gian đó đạt 19,2 tỷ USD, nghĩa là vốn rót vào nông nghiệp chỉ chiếm 0,7%, chưa bằng 1/10 vốn FDI thu hút vào ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất điện, khí…

Nhìn lại trong 3 năm gần đây, vốn FDI vào nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu vốn FDI vào Việt Nam. Cụ thể, ở các năm 2014, 2015, 2016 tỷ lệ lần lượt là 0,5% - 1% và 0,4%.

Vấn đề được đặt ra là với tiềm năng và lợi thế của một nước vốn có gốc làm nông, tại sao dòng vốn ngoại đổ vào nông – lâm – ngư nghiệp vẫn còn hạn chế?

Câu hỏi này thực tế đã được đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Nghị trường giữa tháng 6 năm nay.

Lúc đó, ông Dũng thừa nhận: “Vốn FDI vào nông nghiệp chỉ đạt 0,9% - 1% tổng vốn đầu tư. Thực tế hầu hết các dự án đầu tư vào nông nghiệp đều thất bại” và “Thu hút đầu tư hết sức khó khăn, chúng ta đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế rồi nhưng chưa phù hợp thực tế, chưa đủ hấp dẫn”.

Hơn chục năm trước, báo chí từng nhắc đến việc “tháo chạy” của công ty quốc tế Kiến tài (doanh nghiệp liên doanh giữa Centre Trading and Development Corp, công ty Astro – Đài Loan và Công ty Nông – lâm sản xuất khẩu Kiên Giang) như một ví dụ điển hình về sự thất bại của dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sau 7 năm thực hiện dự án (kể từ khi cấp phép thành lập năm 1991), công ty trồng được gần 23.300 ha (trên tổng số 60.000 ha), đào 237 km kênh mương để thau chua, rửa phèn.

Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất thay đổi, doanh nghiệp không triển khai được xây dựng nhà máy sản xuất giấy theo hợp đồng và tỉnh Kiên Giang không có khả năng di chuyển dân để giao đủ đất cho doanh nghiệp, Bộ KH-ĐT đã ra quyết định chấm dứt hoạt động trước thời hạn và tiến hành thanh lý công ty liên doanh. Việc bồi hoàn cho bên nước ngoài theo thoả thuận là gần 1 tỷ USD và được hoàn tất vào ngày 30/4/2003.

Rủi ro chính sách cho đến nay vẫn là rào cản lớn, khiến cho doanh nghiệp nước ngoài không mặn mà với nông nghiệp – ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài nhận định.

“Doanh nghiệp Việt đầu tư vào nông nghiệp cũng rất hạn chế vì nhiều khó khăn, rào cản. Những gì nhà đầu tư trong nước vấp phải khi đầu tư vào nông nghiệp như chính sách, hạn điền… các nhà đầu tư ngoại cũng phải chịu. Nhưng nhà đầu tư ngoại còn gặp khó khăn hơn”, ông Toàn nói. Theo ông, đó là vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, tạo quan hệ với chính quyền, người dân.

Bên cạnh đó, ông Toàn phân tích về bài toán lợi ích giữa nhà đầu tư nước ngoài và người tham gia vào quá trình đấy. Ví dụ như việc đào tạo, họ thuê nông dân rồi cung cấp kiến thức, vốn, giống… trả lương nhưng khi được mùa nông dân không thực hiện cam kết hợp đồng giao thành phẩm, rồi những bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá khiến nhà đầu tư nản chí.

“Nhiều nhà đầu tư nước ngoài thất bại trong nông nghiệp chứ chưa nói đến nông nghiệp công nghệ cao”, ông Toàn nhấn mạnh.

Những chuyển động mới...

Dù vậy, theo ông Toàn, Nghị quyết phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 2/2017 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký, Chính phủ đã yêu cầu sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn…

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp xây dựng các tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, danh mục công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp và tiêu chí nông nghiệp sạch…


Về phía các doanh nghiệp Việt, thời gian gần đây đã cập nhật xu thế và đón bắt cơ hội đầu tư vào nông nghiệp với những dự án quy mô trung bình và lớn, nhiều dự án số vốn đến hàng nghìn tỷ đồng, nhiều cánh đồng mẫu lớn đang hình thành, phát triển.

Đối với doanh nghiệp nước ngoài, ông Toàn nói rằng về hành lang pháp lý, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014 và hệ thống văn bản của hai luật này đã giảm đáng kể những khác biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI với nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước, hành lang pháp lý minh bạch hơn, thông thoáng hơn đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp trong đó có nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.

Các chính sách tháo gỡ cho đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp, mở rộng hạn điền, phát triển nông nghiệp mô hình chuỗi giá trị hàng hóa... đang bước đầu phát huy hiệu quả, tạo động lực cho thu hút đầu tư trong đó có đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp.

Dù vậy, ông nhấn mạnh vấn đề quy hoạch cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa cho nông nghiệp vẫn cần có lời giải thấu đáo và tương xứng với chủ trương ưu tiên cho phát triển nông nghiệp của chính phủ.

Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý bài toán lợi ích giữa nhà nước, người nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, đặc biệt là quan hệ người nông dân và doanh nghiệp. Nhất là khi những chính sách mới như mở rộng hạn điền, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, quyền sử dụng đất đai, xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp... được triển khai, những vấn đề mới, những mâu thuân mới sẽ nảy sinh cần được lường định và có giải pháp khắc phục.

Vấn đề nguồn nhân lực để có thể ứng dụng công nghệ cao cho nông nghiệp cần có nghiên cứu và giải pháp căn cơ vì trong thời gian qua, khi Việt Nam tập trung cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, những lực lượng lao động trẻ, có trình độ văn hóa, sức khỏe và khả năng tiếp thu cái mới đều đổ về thành thị và các khu công nghiệp để lại lỗ hổng rất lớn cho nguồn nhân lực có chất lượng ở nông thôn.

“Khoảng cách giữa chính sách và điều hành thực thi chính sách vẫn là vấn đề cần được quan tâm, khắc phục”, Phó Chủ tịch Hiệp hội đầu tư nước ngoài cho biết.

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

“Hầu hết các dự án đầu tư vào nông nghiệp đều thất bại”

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, 6 tháng đầu năm 2017, tính tổng cấp mới, tăng thêm và mua cổ phần của các nhà đầu tư ngoại vào nông nghiệp chỉ đạt hơn 137 triệu USD (cấp mới: 127 triệu USD, tăng vốn: 6,16 triệu USD, mua cổ phần: 3,77 triệu USD).

Trong khi đó, tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam khoảng thời gian đó đạt 19,2 tỷ USD, nghĩa là vốn rót vào nông nghiệp chỉ chiếm 0,7%, chưa bằng 1/10 vốn FDI thu hút vào ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất điện, khí…

Nhìn lại trong 3 năm gần đây, vốn FDI vào nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu vốn FDI vào Việt Nam. Cụ thể, ở các năm 2014, 2015, 2016 tỷ lệ lần lượt là 0,5% - 1% và 0,4%.

Vấn đề được đặt ra là với tiềm năng và lợi thế của một nước vốn có gốc làm nông, tại sao dòng vốn ngoại đổ vào nông – lâm – ngư nghiệp vẫn còn hạn chế?

Câu hỏi này thực tế đã được đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Nghị trường giữa tháng 6 năm nay.

Lúc đó, ông Dũng thừa nhận: “Vốn FDI vào nông nghiệp chỉ đạt 0,9% - 1% tổng vốn đầu tư. Thực tế hầu hết các dự án đầu tư vào nông nghiệp đều thất bại” và “Thu hút đầu tư hết sức khó khăn, chúng ta đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế rồi nhưng chưa phù hợp thực tế, chưa đủ hấp dẫn”.

Hơn chục năm trước, báo chí từng nhắc đến việc “tháo chạy” của công ty quốc tế Kiến tài (doanh nghiệp liên doanh giữa Centre Trading and Development Corp, công ty Astro – Đài Loan và Công ty Nông – lâm sản xuất khẩu Kiên Giang) như một ví dụ điển hình về sự thất bại của dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sau 7 năm thực hiện dự án (kể từ khi cấp phép thành lập năm 1991), công ty trồng được gần 23.300 ha (trên tổng số 60.000 ha), đào 237 km kênh mương để thau chua, rửa phèn.

Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất thay đổi, doanh nghiệp không triển khai được xây dựng nhà máy sản xuất giấy theo hợp đồng và tỉnh Kiên Giang không có khả năng di chuyển dân để giao đủ đất cho doanh nghiệp, Bộ KH-ĐT đã ra quyết định chấm dứt hoạt động trước thời hạn và tiến hành thanh lý công ty liên doanh. Việc bồi hoàn cho bên nước ngoài theo thoả thuận là gần 1 tỷ USD và được hoàn tất vào ngày 30/4/2003.

Rủi ro chính sách cho đến nay vẫn là rào cản lớn, khiến cho doanh nghiệp nước ngoài không mặn mà với nông nghiệp – ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài nhận định.

“Doanh nghiệp Việt đầu tư vào nông nghiệp cũng rất hạn chế vì nhiều khó khăn, rào cản. Những gì nhà đầu tư trong nước vấp phải khi đầu tư vào nông nghiệp như chính sách, hạn điền… các nhà đầu tư ngoại cũng phải chịu. Nhưng nhà đầu tư ngoại còn gặp khó khăn hơn”, ông Toàn nói. Theo ông, đó là vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, tạo quan hệ với chính quyền, người dân.

Bên cạnh đó, ông Toàn phân tích về bài toán lợi ích giữa nhà đầu tư nước ngoài và người tham gia vào quá trình đấy. Ví dụ như việc đào tạo, họ thuê nông dân rồi cung cấp kiến thức, vốn, giống… trả lương nhưng khi được mùa nông dân không thực hiện cam kết hợp đồng giao thành phẩm, rồi những bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá khiến nhà đầu tư nản chí.

“Nhiều nhà đầu tư nước ngoài thất bại trong nông nghiệp chứ chưa nói đến nông nghiệp công nghệ cao”, ông Toàn nhấn mạnh.

Những chuyển động mới...

Dù vậy, theo ông Toàn, Nghị quyết phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 2/2017 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký, Chính phủ đã yêu cầu sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn…

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp xây dựng các tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, danh mục công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp và tiêu chí nông nghiệp sạch…


Về phía các doanh nghiệp Việt, thời gian gần đây đã cập nhật xu thế và đón bắt cơ hội đầu tư vào nông nghiệp với những dự án quy mô trung bình và lớn, nhiều dự án số vốn đến hàng nghìn tỷ đồng, nhiều cánh đồng mẫu lớn đang hình thành, phát triển.

Đối với doanh nghiệp nước ngoài, ông Toàn nói rằng về hành lang pháp lý, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014 và hệ thống văn bản của hai luật này đã giảm đáng kể những khác biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI với nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước, hành lang pháp lý minh bạch hơn, thông thoáng hơn đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp trong đó có nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.

Các chính sách tháo gỡ cho đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp, mở rộng hạn điền, phát triển nông nghiệp mô hình chuỗi giá trị hàng hóa... đang bước đầu phát huy hiệu quả, tạo động lực cho thu hút đầu tư trong đó có đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp.

Dù vậy, ông nhấn mạnh vấn đề quy hoạch cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa cho nông nghiệp vẫn cần có lời giải thấu đáo và tương xứng với chủ trương ưu tiên cho phát triển nông nghiệp của chính phủ.

Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý bài toán lợi ích giữa nhà nước, người nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, đặc biệt là quan hệ người nông dân và doanh nghiệp. Nhất là khi những chính sách mới như mở rộng hạn điền, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, quyền sử dụng đất đai, xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp... được triển khai, những vấn đề mới, những mâu thuân mới sẽ nảy sinh cần được lường định và có giải pháp khắc phục.

Vấn đề nguồn nhân lực để có thể ứng dụng công nghệ cao cho nông nghiệp cần có nghiên cứu và giải pháp căn cơ vì trong thời gian qua, khi Việt Nam tập trung cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, những lực lượng lao động trẻ, có trình độ văn hóa, sức khỏe và khả năng tiếp thu cái mới đều đổ về thành thị và các khu công nghiệp để lại lỗ hổng rất lớn cho nguồn nhân lực có chất lượng ở nông thôn.

“Khoảng cách giữa chính sách và điều hành thực thi chính sách vẫn là vấn đề cần được quan tâm, khắc phục”, Phó Chủ tịch Hiệp hội đầu tư nước ngoài cho biết.
Đọc thêm..


Mặc dù Nghị quyết về xử lý nợ xấu (có hiệu lực từ 15/8/2017) được cho là bước đột phá cho hệ thống ngân hàng, song nhiều đơn vị vẫn dè dặt, nghe ngóng, nhất là trong việc tổ chức lực lượng trực tiếp kê biên, thu giữ tài sản bảo đảm.

Ngân hàng được thu giữ tài sản khi đủ điều kiện

Điểm đáng được quan tâm nhất, theo nghị quyết, đó là ngân hàng (NH) được quyền thu giữ tài sản trong trường hợp khách hàng vay vốn không trả được nợ, mà không nhất thiết đợi sau khi có phán quyết của Toà án. Đây được xem là bước đột phá, giúp các Ngân hàng rút ngắn thời gian, chi phí xử lý tài sản đảm bảo, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên, ông Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico cho biết, thực tế nghị quyết rất chặt chẽ chứ không hẳn đã “mở toang” như nhiều người vẫn nghĩ. Theo đó, nghị quyết chỉ có thời hạn 5 năm (15/8/2017-15/8/2022) và chỉ áp dụng với những khoản vay trước 15/8/2017. Cùng đó, ngân hàng chỉ được thu giữ tài sản thế chấp hội tụ đầy đủ các điều kiện bao gồm: Cho vay đúng quy định; Thế chấp đủ điều kiện; Hợp đồng bảo đảm phải có điều khoản: “Đến thời hạn không trả được nợ, bên có tài sản tự nguyện giao tài sản cho bên tổ chức tín dụng xử lý”.

Trong khi đó, các hợp đồng tín dụng ký trước khi có nghị quyết, phần liên quan đến tài sản bảo đảm, nếu là bất động sản đều không có điều khoản “tự nguyện” như trên. “Trên thực tế, các Ngân hàng trông chờ nhất vẫn là cơ chế xử lý bất động sản bởi đó mới có giá trị cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản thế chấp”, ông Đức nói.

Vậy các Ngân hàng trông chờ gì ở nghị quyết này? Trưởng phòng thu nợ một Ngân hàng Thương mại cổ phần tại Hà Nội cho rằng, có 2 điểm nhấn của Nghị quyết đó là: Thứ nhất, là khẳng định chính thức quyền thu nợ của các Ngân hàng mà lâu nay họ không được thực hiện đúng, đủ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan trong hỗ trợ Ngân hàng thực hiện quyền này. Thứ hai, trong trường hợp Ngân hàng khởi kiện ra Toà án, cơ quan này được giải quyết theo thủ tục rút gọn (không phải 3 lần hoà giải, thẩm định lại tài sản... như trước), giúp đẩy nhanh thời gian xuống còn khoảng 1 năm trở lại (trước nay thông thường phải mất từ 2-3 năm). “Giảm được thời gian, là giảm được chi phí, tăng giá trị tài sản sau khi thu giữ và giảm nhanh được tiến trình xử lý nợ xấu”, vị cán bộ này nói.

Đội “đặc nhiệm” xử lý nợ: lợi bất cập hại

Ngân hàng sẽ triển khai hoạt động thu nợ như thế nào, tổ chức lực lượng siết nợ ra sao cho hiệu quả mà không bị lạm dụng, không gây phản cảm, xung đột gây những hệ luỵ tiêu cực về an ninh trật tự, an toàn xã hội? Báo Giao thông đặt câu hỏi này với hàng loạt lãnh đạo Ngân hàng, song hầu hết đều “né” câu trả lời với lý do “nhạy cảm”.

Phó tổng giám đốc một Ngân hàng quốc doanh giải thích, Ngân hàng chưa triển khai gì vì đang chờ đợi thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tương tự, theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, hầu hết các Ngân hàng đều trong tình trạng nghe ngóng cơ quan quản lý và nghe ngóng... lẫn nhau.


Từ năm 2015 trở về trước, hoạt động thu hồi nợ áp dụng theo Luật Dân sự 2005, cho quyền các Ngân hàng được thu giữ tài sản thế chấp là động sản trong trường hợp người vay không trả được nợ và các hợp đồng bảo đảm với động sản đều có điều khoản: Đến hạn không trả được nợ sẽ giao tài sản cho Ngân hàng thu giữ, xử lý. Nhưng riêng tài sản thế chấp là bất động sản, mọi phương án xử lý của NH chỉ được thực hiện sau khi có phán quyết của Tòa án. Thời gian xử lý một vụ việc như vậy thường kéo dài 2-3 năm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đã có phán quyết của tòa, thi hành án rồi mà không thực hiện nổi khiến cho khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng rất khó khăn.

Chuyên gia xử lý nợ của một Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu 2,75% tính đến quý I/2017, chia sẻ, vẫn chưa nhận được chỉ đạo nào của Ngân hàng liên quan đến việc tổ chức lực lượng tăng cường cho hoạt động thu nợ theo tinh thần Nghị quyết mới. “Ngân hàng vẫn có công ty bảo vệ riêng tồn tại hàng chục năm nay, khi cần vẫn huy động lực lượng đó tham gia thu nợ”, ông này cho biết và nhận định, Ngân hàng sẽ không thành lập “đội đặc nhiệm” và cũng không áp dụng cách siết nợ như một vài Ngân hàng đã và đang thực hiện.

“Khi siết nợ, trong nhà có két sắt, có dám bê đi không? Người ngồi trong nhà, có dám bế đi? Người có tài sản hoặc người thân của họ phản ứng, cán bộ Ngân hàng cũng không kiềm chế được, dẫn đến xung đột gây thương tích, thậm chí có thể gây chết người, ai chịu trách nhiệm?... Do vậy, chủ trương của NH vẫn là thông qua các cơ quan chức năng, chuyên nghiệp hỗ trợ chứ tự Ngân hàng làm không nổi”, vị chuyên gia nói.

Những e ngại vị chuyên gia này đặt ra không phải thiếu cơ sở vì một vài tình huống siết nợ quyết liệt bởi lực lượng “đặc nhiệm” của một số Ngân hàng đã gây những tranh luận trái chiều, thậm chí gây phản cảm, bức xúc trong dư luận dù Ngân hàng thực hiện đúng quy định. Đơn cử, trường hợp NH TMCP VPBank hồi tháng 3/2017, khi thu giữ tài sản là căn hộ ở nhà 17T2, Trung Hoà, Nhân Chính (Hà Nội) đã vô tình niêm phong nhà khi có người giúp việc ở trong nhà. Sau khi được công an phường phá cửa, đưa người bị nhốt ra khỏi nhà, chủ căn hộ, cũng là khách vay vốn đã tiếp tục đến Công an quận Cầu Giấy trình báo, cho rằng VPBank đã chiếm giữ trái phép nhà ở, giam giữ người trái pháp luật... Dù phía VPBank khẳng định kê biên tài sản đúng pháp luật, nhưng vụ việc cũng đã gây ầm ĩ khiến Ngân hàng cũng phải tốn không ít công sức xử lý.


Báo Giao Thông

Khi siết nợ, trong nhà có két sắt, có dám bê đi khôn



Mặc dù Nghị quyết về xử lý nợ xấu (có hiệu lực từ 15/8/2017) được cho là bước đột phá cho hệ thống ngân hàng, song nhiều đơn vị vẫn dè dặt, nghe ngóng, nhất là trong việc tổ chức lực lượng trực tiếp kê biên, thu giữ tài sản bảo đảm.

Ngân hàng được thu giữ tài sản khi đủ điều kiện

Điểm đáng được quan tâm nhất, theo nghị quyết, đó là ngân hàng (NH) được quyền thu giữ tài sản trong trường hợp khách hàng vay vốn không trả được nợ, mà không nhất thiết đợi sau khi có phán quyết của Toà án. Đây được xem là bước đột phá, giúp các Ngân hàng rút ngắn thời gian, chi phí xử lý tài sản đảm bảo, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên, ông Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico cho biết, thực tế nghị quyết rất chặt chẽ chứ không hẳn đã “mở toang” như nhiều người vẫn nghĩ. Theo đó, nghị quyết chỉ có thời hạn 5 năm (15/8/2017-15/8/2022) và chỉ áp dụng với những khoản vay trước 15/8/2017. Cùng đó, ngân hàng chỉ được thu giữ tài sản thế chấp hội tụ đầy đủ các điều kiện bao gồm: Cho vay đúng quy định; Thế chấp đủ điều kiện; Hợp đồng bảo đảm phải có điều khoản: “Đến thời hạn không trả được nợ, bên có tài sản tự nguyện giao tài sản cho bên tổ chức tín dụng xử lý”.

Trong khi đó, các hợp đồng tín dụng ký trước khi có nghị quyết, phần liên quan đến tài sản bảo đảm, nếu là bất động sản đều không có điều khoản “tự nguyện” như trên. “Trên thực tế, các Ngân hàng trông chờ nhất vẫn là cơ chế xử lý bất động sản bởi đó mới có giá trị cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản thế chấp”, ông Đức nói.

Vậy các Ngân hàng trông chờ gì ở nghị quyết này? Trưởng phòng thu nợ một Ngân hàng Thương mại cổ phần tại Hà Nội cho rằng, có 2 điểm nhấn của Nghị quyết đó là: Thứ nhất, là khẳng định chính thức quyền thu nợ của các Ngân hàng mà lâu nay họ không được thực hiện đúng, đủ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan trong hỗ trợ Ngân hàng thực hiện quyền này. Thứ hai, trong trường hợp Ngân hàng khởi kiện ra Toà án, cơ quan này được giải quyết theo thủ tục rút gọn (không phải 3 lần hoà giải, thẩm định lại tài sản... như trước), giúp đẩy nhanh thời gian xuống còn khoảng 1 năm trở lại (trước nay thông thường phải mất từ 2-3 năm). “Giảm được thời gian, là giảm được chi phí, tăng giá trị tài sản sau khi thu giữ và giảm nhanh được tiến trình xử lý nợ xấu”, vị cán bộ này nói.

Đội “đặc nhiệm” xử lý nợ: lợi bất cập hại

Ngân hàng sẽ triển khai hoạt động thu nợ như thế nào, tổ chức lực lượng siết nợ ra sao cho hiệu quả mà không bị lạm dụng, không gây phản cảm, xung đột gây những hệ luỵ tiêu cực về an ninh trật tự, an toàn xã hội? Báo Giao thông đặt câu hỏi này với hàng loạt lãnh đạo Ngân hàng, song hầu hết đều “né” câu trả lời với lý do “nhạy cảm”.

Phó tổng giám đốc một Ngân hàng quốc doanh giải thích, Ngân hàng chưa triển khai gì vì đang chờ đợi thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tương tự, theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, hầu hết các Ngân hàng đều trong tình trạng nghe ngóng cơ quan quản lý và nghe ngóng... lẫn nhau.


Từ năm 2015 trở về trước, hoạt động thu hồi nợ áp dụng theo Luật Dân sự 2005, cho quyền các Ngân hàng được thu giữ tài sản thế chấp là động sản trong trường hợp người vay không trả được nợ và các hợp đồng bảo đảm với động sản đều có điều khoản: Đến hạn không trả được nợ sẽ giao tài sản cho Ngân hàng thu giữ, xử lý. Nhưng riêng tài sản thế chấp là bất động sản, mọi phương án xử lý của NH chỉ được thực hiện sau khi có phán quyết của Tòa án. Thời gian xử lý một vụ việc như vậy thường kéo dài 2-3 năm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đã có phán quyết của tòa, thi hành án rồi mà không thực hiện nổi khiến cho khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng rất khó khăn.

Chuyên gia xử lý nợ của một Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu 2,75% tính đến quý I/2017, chia sẻ, vẫn chưa nhận được chỉ đạo nào của Ngân hàng liên quan đến việc tổ chức lực lượng tăng cường cho hoạt động thu nợ theo tinh thần Nghị quyết mới. “Ngân hàng vẫn có công ty bảo vệ riêng tồn tại hàng chục năm nay, khi cần vẫn huy động lực lượng đó tham gia thu nợ”, ông này cho biết và nhận định, Ngân hàng sẽ không thành lập “đội đặc nhiệm” và cũng không áp dụng cách siết nợ như một vài Ngân hàng đã và đang thực hiện.

“Khi siết nợ, trong nhà có két sắt, có dám bê đi không? Người ngồi trong nhà, có dám bế đi? Người có tài sản hoặc người thân của họ phản ứng, cán bộ Ngân hàng cũng không kiềm chế được, dẫn đến xung đột gây thương tích, thậm chí có thể gây chết người, ai chịu trách nhiệm?... Do vậy, chủ trương của NH vẫn là thông qua các cơ quan chức năng, chuyên nghiệp hỗ trợ chứ tự Ngân hàng làm không nổi”, vị chuyên gia nói.

Những e ngại vị chuyên gia này đặt ra không phải thiếu cơ sở vì một vài tình huống siết nợ quyết liệt bởi lực lượng “đặc nhiệm” của một số Ngân hàng đã gây những tranh luận trái chiều, thậm chí gây phản cảm, bức xúc trong dư luận dù Ngân hàng thực hiện đúng quy định. Đơn cử, trường hợp NH TMCP VPBank hồi tháng 3/2017, khi thu giữ tài sản là căn hộ ở nhà 17T2, Trung Hoà, Nhân Chính (Hà Nội) đã vô tình niêm phong nhà khi có người giúp việc ở trong nhà. Sau khi được công an phường phá cửa, đưa người bị nhốt ra khỏi nhà, chủ căn hộ, cũng là khách vay vốn đã tiếp tục đến Công an quận Cầu Giấy trình báo, cho rằng VPBank đã chiếm giữ trái phép nhà ở, giam giữ người trái pháp luật... Dù phía VPBank khẳng định kê biên tài sản đúng pháp luật, nhưng vụ việc cũng đã gây ầm ĩ khiến Ngân hàng cũng phải tốn không ít công sức xử lý.


Báo Giao Thông
Đọc thêm..

Hệ Thống Cầm Đồ Toàn Quốc khai trương điểm giao dịch mới tại địa chỉ:

Số 30 An Dương - P. Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Hà Nội

F88 hiện đang cung cấp các dịch vụ cho vay thế chấp đa dạng các loại tài sản như: ô tô, xe máy, điện thoại, laptop... Mong các bạn tại Hà Nội khi nào có nhu cầu qua ủng hộ F88.

Tại F88 chúng tôi cam kết:
✔ 100% Tài Sản Được Niêm Phong
✔ 100% Kho bãi được mua Bảo Hiểm cháy nổ
✔ Thời gian giải ngân sau: 15 phút
✔ Nhân viên thân thiện và chuyên nghiệp
✔ Có giấy phép của các cơ quan nhà nước

Có thể bạn quan tâm:
✔ Quy trình Bảo Quản Tài sản: http://bit.ly/2kCEi56
✔ Video giới thiệu về F88: http://bit.ly/2mhUd8E
✔ Danh sách cửa hàng: http://bit.ly/2khY1pB

--------------------------------------------
✪ HỆ THỐNG CẦM ĐỒ TOÀN QUỐC ✪
- Đ/c: Số 30 An Dương - P. Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Hà Nội
- Site: www.f88.vn
- Hotline: 1800.6388 (Miễn phí cước)

Cầm đồ F88 khai trương điểm giao dịch mới tại 30 An Dương - Tây Hồ - Hà Nội


Hệ Thống Cầm Đồ Toàn Quốc khai trương điểm giao dịch mới tại địa chỉ:

Số 30 An Dương - P. Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Hà Nội

F88 hiện đang cung cấp các dịch vụ cho vay thế chấp đa dạng các loại tài sản như: ô tô, xe máy, điện thoại, laptop... Mong các bạn tại Hà Nội khi nào có nhu cầu qua ủng hộ F88.

Tại F88 chúng tôi cam kết:
✔ 100% Tài Sản Được Niêm Phong
✔ 100% Kho bãi được mua Bảo Hiểm cháy nổ
✔ Thời gian giải ngân sau: 15 phút
✔ Nhân viên thân thiện và chuyên nghiệp
✔ Có giấy phép của các cơ quan nhà nước

Có thể bạn quan tâm:
✔ Quy trình Bảo Quản Tài sản: http://bit.ly/2kCEi56
✔ Video giới thiệu về F88: http://bit.ly/2mhUd8E
✔ Danh sách cửa hàng: http://bit.ly/2khY1pB

--------------------------------------------
✪ HỆ THỐNG CẦM ĐỒ TOÀN QUỐC ✪
- Đ/c: Số 30 An Dương - P. Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Hà Nội
- Site: www.f88.vn
- Hotline: 1800.6388 (Miễn phí cước)

Đọc thêm..